Kali Sorbate sử dụng làm chất bảo quản, ức chế nấm mốc - Chất bảo quản được cho vào thực phẩm nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc làm chậm sự thối rữa, hư hỏng do các vi sinh vật gây ra, kéo dài thời gian sử dụng cũng như giúp cho hương vị của thực phẩm không bị thay đổi trong một thời gian nhất định. Một trong những sản phẩm phổ biến nhất trong các chất bảo quản tự nhiên phải kể đến Potassium (kali) Sorbate. Nó là muối kali của axit sorbic.
Potassium (kali) Sorbate được sản xuất tổng hợp và là một hợp chất giống hệt về mặt hóa học, tương đương với các phân tử được tìm thấy trong tự nhiên của acid sorbic.
Công thức hóa học: C6H7KO2
Đóng gói chi tiết: 25kgs Net / carton (thùng carton bên ngoài và túi nhựa màu trắng bên trong)

ỨNG DỤNG POTASSIUM SORBATE
+ Potassium (kali) Sorbate sử dụng làm chất bảo quản, chống mối…
+ Kali sorbat có tác dụng ức chế nấm mốc và nấm men, ít có tác dụng với vi khuẩn.
+ POTASSIUM SORBATE (E 202) được cho phép sử dụng trong nhiều nhóm thực phẩm và nước uống đóng chai. Riêng trong chế biến thịt, POTASSIUM SORBATE dùng ngăn chặn hiện tượng đổ nhớt, ôi chua, biến màu của các sản phẩm giò lụa, jambon, xúc xích qua đó kéo dài thời gian bảo quản. Lượng sử dụng từ 0,2 – 0,5% (2 – 5 gram/kg) trên tổng khối lượng sản phẩm. Cách tốt nhất nên cho riêng lẻ vào giai đoạn cuối của quy trình xay.
+ Trong thực phẩm, Potassium (kali) Sorbate làm tăng tuổi thọ và giảm nguy cơ bệnh truyền qua thực phẩm, mà không ảnh hưởng xấu đến hương vị, màu sắc hoặc hương vị.
+ Potassium sorbate không độc đối với cơ thể người, được công nhận là GRAS, khi cho vào sản phẩm thực phẩm không gây ra mùi vị lạ hay làm mất mùi tự nhiên của thực phẩm. Đây là một ưu điểm nổi bật của Kali sorbate.
+ Kháng được một số loại nấm mốc cũng như kháng nấm men.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG POTASSIUM SORBATE
Thêm Potassium sorbate vào giai đoạn dưới 60oC (giai đoạn làm nguội)
Lưu ý : Không sử dụng chung Potassium sorbate với các sản phẩm có chứa Vitamin C
Tỉ lệ sử dụng: 0.03 – 0.1%
Tan trong nước lên tới 58%
Các loại chất bảo quản được cho phép sử dụng với một liều dùng tối đa nào đó để giữ mức độ an toàn cho người sử dụng. Hiệu quả công dụng của chất bảo quản cao hay thấp tùy thuộc vào bản chất của sản phẩm chế biến. Lưu ý cẩn thận khi phối hợp nhiều loại chất bảo quản vì có thể xảy ra các phản ứng hóa học hay tác động vật lý không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Trên thị trường hiện tại có các loại chất bảo quản nào được cho phép sử dụng và lưu thông?
Nhóm chất bảo quản có nguồn gốc hóa học thường rất phổ biến dễ tìm và có giá thành phù hợp, ngoài Potassium Sorbate (E 202) còn cần phải kể đến như: Acid Sorbic (E 200), Sodium Benzoate (E 211), Acid Benzoic (E 210), Acid Ascorbic (E 300), Sodium Erythorbate (E 316)…
Bạn có thể mua hàng theo 4 cách:
Mua sắm trực tiếp cửa hàng Địa Chỉ: 30/10 Đường Số 8, Phường 11, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Mua sắm online trên website www.cungcaphoachat.vn
Mua hàng qua điện thoại số 0918 245 16
Giao hàng tận nơi trong khu vực TPHCM và vận chuyển hàng toàn quốc (đơn hàng phải thỏa các điều kiện giao hàng theo quy định của chúng tôi)
Mọi thắc mắc, khách hàng vui lòng gọi về hotline: 0918 245 166